Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wpdiscuz domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time được gọi không chính xác. Tải bản dịch cho miền astra được kích hoạt quá sớm. Đây thường là dấu hiệu cho thấy một số mã trong plugin hoặc chủ đề chạy quá sớm. Bản dịch phải được tải tại hành động init hoặc sau đó. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Giáo viên vô cảm, thu mình khi bị 'tước đoạt' 2 công cụ giảng dạy và giáo dục học sinh - Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

HỌC THỬ MIỄN PHÍ | CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

HOÀNG MINH HOÀNG MINH

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín

Giáo viên vô cảm, thu mình khi bị 'tước đoạt' 2 công cụ giảng dạy và giáo dục học sinh

Giáo viên vô cảm, thu mình khi bị 'tước đoạt' 2 công cụ giảng dạy và giáo dục học sinh

Việc 'tước đoạt' 2 công cụ để giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên là cho điểm và xử lý học sinh vi phạm khiến giáo viên cảm thấy áp lực, khó hạnh phúc, việc xây dựng trường học hạnh phúc cũng khó hơn.

Diễn đàn “Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?” hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet.

Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Minh Phương, giáo viên THCS (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).

Học trò Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Cụm từ “Làm thế nào để trường học hạnh phúc” là vấn đề toàn xã hội mong muốn. Ngôi trường hạnh phúc có thể hiểu là nơi mọi người đều cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi công tác và học tập.

Người viết cho rằng, một phần việc tước đoạt 2 công cụ để giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên là cho điểm và xử lý học sinh vi phạm khiến giáo viên cảm thấy áp lực, khó hạnh phúc, việc xây dựng trường học hạnh phúc cũng khó hơn.

Giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường

Thực hiện Luật Giáo dục 2019 mới và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, giáo viên vất vả bội phần, giáo viên vừa học nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chương trình mới, thay sách giáo khoa, bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh… Giáo án thì soạn theo hướng dẫn mới theo Công văn 5512 dài lê thê, vất vả.

Thực hiện Chương trình mới, giáo viên ở bậc trung học cơ sở “rối tung” với các môn gọi là “tích hợp” như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa Lý, Nghệ thuật, Giáo dục địa phương…

Giáo viên chủ nhiệm thì vô cùng vất vả. Các loại khoản thu quỹ học phí, quỹ phụ huynh, tiền bảo hiểm y tế, học sinh lên lớp, học sinh giỏi, thu giấy vụn… cũng được giao chỉ tiêu cho giáo viên chủ nhiệm.

Tuy nhiên, gây bức xúc nhiều nhất cho giáo viên lại chính là quy định xử lý học sinh vi phạm.

Theo Điều lệ Trường tiểu học quy định trong Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và Điều lệ trường phổ thông tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông sẽ không được phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Giáo viên không được xúc phạm thân thể, nhân phẩm… học sinh là đúng, nhưng không được phê bình học sinh trước lớp khi học sinh vi phạm, vi phạm nghiêm trọng thì quá vô lý.

Có thể, vì tính nhân văn, học sinh vi phạm lần đầu, lần hai không phê bình nhưng học sinh vi phạm lần 3, 4, 5… thì giáo viên phải có quyền được xử lý, nhắc nhở, phê bình học sinh.

Nên chăng, Bộ GD-ĐT ban hành bộ quy tắc ứng xử, hướng dẫn cụ thể mức độ vi phạm của học sinh và quyền được xử lý học sinh vi phạm, khi nào giáo viên được nhắc nhở, phê bình, khiển trách nhất là trường hợp các em tái phạm nhiều lần.

Giáo viên không được quyền cho điểm thấp hay học sinh ở lại lớp

Viết ra có phần nghịch lý nhưng có thật, giáo viên hiện nay hầu như không được quyền cho điểm thấp học sinh.

Chính vì những chỉ tiêu gần đạt đỉnh 100% như học sinh lên lớp thẳng, trung bình bộ môn, 60-70% học sinh giỏi, không có học sinh yếu kém… đã khiến giáo viên “dùng đủ mọi cách” để nâng cao chất lượng, để đạt chỉ tiêu, để không bị cắt thi đua, để không được coi là giáo viên “cá biệt”.

Đã từng có một vài giáo viên mạnh dạn cho học sinh ở lại, cho học sinh điểm thấp nhưng sau đó bị ban giám hiệu, công đoàn mời làm việc nhiều lần, rồi bị cắt thi đua, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, và nhắc nhở trước hội đồng nhiều lần, và có thể bị tinh giản biên chế nếu còn cho học sinh điểm thấp. Vậy nên sau đó, giáo viên trên đành phải “xuôi theo chiều gió”, dù lương tâm vẫn cắn rứt.

Chính vì lý do trên, học sinh dù học yếu như thế nào vẫn phải “lùa” lên lớp, làm đẹp học bạ từ tiểu học, một số em học sinh đến lớp 6 vẫn chưa đọc viết thông thạo, “ngồi nhầm lớp” chính là sản phẩm của chỉ tiêu thành tích cao ngất ngưởng và là sản phẩm của việc xuất hiện chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước.

Có thể nói chưa giai đoạn nào mà giáo viên “mất giá” như hiện nay. Học sinh vi phạm, thách thức, vô lễ… thì giáo viên chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”, đành im lặng, cam chịu… để được yên thân.

Hai công cụ quan trọng của giáo viên là cho điểm, đánh giá thật học sinh đã bị tước đoạt nên giáo viên ngày càng vô cảm, thu mình và “sợ” học sinh mình dạy là điều có thật trong giai đoạn hiện nay.

Xin hãy trao quyền tự chủ trong cho điểm, xử lý vi phạm của học sinh trong khuôn khổ quy định của pháp luật để thầy ra thầy, trò ra trò để hướng đến giáo viên hạnh phúc và xây dựng được trường học hạnh phúc.

Chỉ khi giáo viên được tự chủ, cởi trói về phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh thì giáo viên sẽ có những biện pháp giáo dục hợp lý để các học sinh hướng đến sự tốt đẹp, hướng đến chân lý “chân, thiện, mỹ” trong giáo dục, giảm bớt các vụ bạo lực học đường khi đó trường học mới có thể là trường học hạnh phúc.

Minh Phương(giáo viên THCS)

Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn “Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?”.

Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.

Xin chân thành cảm ơn.

Nhật Bản chuẩn bị phổ biến SGK kỹ thuật số hoàn toàn miễn phíTương tự sách giáo khoa (SGK) truyền thống, SGK điện tử ở Nhật Bản sẽ được mua bằng ngân sách nhà nước và cấp phát miễn phí cho học sinh.
'Hiệu trưởng làm 10 điều này, mầm hạnh phúc sẽ được gieo trong mỗi nhà trường'

‘Hiệu trưởng làm 10 điều này, mầm hạnh phúc sẽ được gieo trong mỗi nhà trường’

Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát cơn giận, khả năng thấu cảm, khả năng thấy sự thật đằng sau hiện tượng để có thể cảm hóa từ bên trong mình (bớt đi cái tôi lãnh đạo) và lan tỏa tới thầy cô giáo trong trường.
Những lời gan ruột của cô giáo 27 năm trong nghề

Những lời gan ruột của cô giáo 27 năm trong nghề

Một sinh viên yêu nghề dạy học, nỗ lực rất nhiều khi học trường sư phạm liệu có hạnh phúc không khi qua cánh cổng “đầu tiên” để vào ngành?
'Thời đó, thầy cô giáo của tôi sử dụng cái roi bằng cả tình yêu thương học trò'

‘Thời đó, thầy cô giáo của tôi sử dụng cái roi bằng cả tình yêu thương học trò’

Có thể thời của chúng tôi khác, nhưng tôi nghĩ thầy cô giáo đánh roi trẻ không phải là sự tra tấn, mà là một công cụ để học trò biết mà tránh những lỗi lầm.
'Tôi thất vọng khi giáo viên than thở phụ huynh không cho đánh học trò'

‘Tôi thất vọng khi giáo viên than thở phụ huynh không cho đánh học trò’

Trong thế giới văn minh ngày nay không thể chấp nhận hình thức kỷ luật con người bằng roi vọt. Vì vậy, ngôi trường hạnh phúc với tôi trước hết phải là “ngôi trường an toàn” theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Link gốc: https://vietnamnet.vn/giao-vien-vo-cam-thu-minh-khi-bi-tuoc-doat-2-cong-cu-giao-duc-hoc-sinh-2066812.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anh chị muốn trung tâm tư vấn qua Facebook hay Zalo ạ?

Đăng ký Học thử miễn phí