Giảng viên thu nhập 300 triệu đồng/năm tăng mạnh
Theo Bộ GD-ĐT, từ 2018 đến 2021 tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm; thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh.
Cụ thể, thu nhập bình quân của giảng viên tăng 20,8% đối với giảng viên và của cán bộ quản lý tăng 18,7%.
Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.
Năm 2018, tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021. Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).
Chi lương, tiền công gây áp lực tăng thu
Cũng theo Bộ GD-ĐT, đến nay đã có 32,76% trường ĐH tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Tỷ lệ các trường hiện đang được ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và chưa có kế hoạch khác là rất thấp (chiếm 3,45%).
Nguồn kinh phí chi cho đào tạo hiện nay chủ yếu chi cho con người (tiền lương, tiền công, tiền làm thêm giờ, phụ cấp theo chế độ), chiếm tới 73%. Nguồn kinh phí dành cho tăng cường cơ sở vật chất (mua sắm, sửa chữa) chỉ chiếm 7%, nguồn kinh phí khác chi cho hoạt động đào tạo chiếm 18% tổng chi, thu nhập người lao động bao gồm cả thu nhập tăng thêm, làm thêm giờ và tiền thưởng chiếm 2%.
Do nguồn kinh phí hạn hẹp, nguồn kinh phí hiện tại chủ yếu dành để chi trả cho con người, chi tăng cường điều kiện dạy và học chiếm tỷ trọng thấp, như vậy khó có điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.
Quỹ lương hàng năm tăng 13% và chi thuê giảng viên tăng 32% cho thấy yêu cầu chi tiền lương, tiền công cho bộ máy và giảng viên tăng nhanh gây áp lực tăng thu, trong khi nguồn ngân sách cấp tăng chậm.
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất đối với các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc.
Ngoài ra, nội dung mức chi cơ bản phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, làm hạn chế quyền tự chủ của đơn vị. Mức lương vẫn phải thực hiện theo ngạch bậc chức vụ Nhà nước quy định, trong khi không có nguồn thu, hoặcnguồn thu thấp nên không có nguồn chi trả thu nhập tăng thêm…
Tiến sĩ sốc vì thu nhập 8 triệu đồng/tháng gây xôn xao
Hà Nội chi hơn 61 tỷ đồng cho công chức học thạc sĩ, tiến sĩ
Bộ GD-ĐT: Vướng mắc tự chủ đại học do hiểu chưa đầy đủ
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, những hạn chế khi thực hiện thí điểm tự chủ đại học theo Nghị quyết 77 là do cách hiểu chưa đầy đủ và chưa thống nhất.
Nguồn tin: Báo Vietnamnet
Link gốc: https://vietnamnet.vn/giang-vien-thu-nhap-300-trieu-dong-nam-tang-nhanh-2046212.html