Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wpdiscuz domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time được gọi không chính xác. Tải bản dịch cho miền astra được kích hoạt quá sớm. Đây thường là dấu hiệu cho thấy một số mã trong plugin hoặc chủ đề chạy quá sớm. Bản dịch phải được tải tại hành động init hoặc sau đó. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Thầy chủ nhiệm khoa, người trao cho chúng tôi cơ hội du học vô giá - Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

HỌC THỬ MIỄN PHÍ | CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

HOÀNG MINH HOÀNG MINH

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín

Thầy chủ nhiệm khoa, người trao cho chúng tôi cơ hội du học vô giá

Thầy chủ nhiệm khoa, người trao cho chúng tôi cơ hội du học vô giá

Người thầy tận tụy và đáng kính của bao nhiêu thế hệ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã bước sang tuổi 70.

Mùa xuân năm 2022, GS.NGND Nguyễn Quang Ngọc được Nhà nước trao tặng huân chương Lao động hạng nhất. Bước sang thu, đồng nghiệp và các thế hệ học trò tề tựu đông vui về Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội để mừng sinh nhật thầy Ngọc tuổi 70…

Tôi là sinh viên niên khóa 1995-1999, khóa thứ 40 theo truyền thống của Trường ĐH Tổng hợp – khóa thứ nhất của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.

GS Nguyễn Quang Ngọc trong một buổi tọa đàm.

Lời dạy “đệ tử tầm sư dị” (học trò dễ tìm được thầy để theo học) của người xưa thật đúng! Hàng trăm sinh viên mỗi khóa đều nhận được sự quan tâm đồng đều của thầy cô, nhưng sinh viên nào chủ động hỏi bài thì luôn được thầy cô ân cần hướng dẫn và định hướng chuyên môn ngoài các tiết giảng trên lớp.

Tôi thuộc nhóm ngồi bàn đầu, hay hỏi bài nên được các thầy cô khi đó để ý kèm cặp, ân cần giải thích chuyên môn sâu, tận tâm hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học…

Con đường học tập của tôi khởi đầu rất thuận lợi nhờ kiến thức uyên thâm và tình yêu thương học trò của các thầy cô khoa Lịch sử.

Cơ hội đến từ những người thầy tận tụy và uy tín

Đầu năm 2000, khi đang học cao học tại khoa Lịch sử, tôi có cơ hội phát triển chuyên môn theo hướng liên ngành khảo cổ học biển – lịch sử hàng hải thế giới nhờ lòng bao dung của GS. Nguyễn Quang Ngọc.

GS Nguyễn Quang Ngọc và đồng nghiệp, học trò trong một chuyến thực địa

Thầy khi đó là Chủ nhiệm khoa, có mối quan hệ rất rộng mở với các đối tác quốc tế, đặc biệt là quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp tại Cộng hòa Hà Lan (ĐH Leiden) và Vương quốc Anh (Thư viện quốc gia Anh tại Luân Đôn) – hai trung tâm nổi tiếng về đào tạo, lưu trữ tư liệu và nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử hàng hải trung – cận đại thế giới.

Nhờ lời giới thiệu có sức nặng và sự cam kết đồng hướng dẫn khoa học của thầy Nguyễn Quang Ngọc, tôi đã nhận được học bổng TANAP của Bộ Ngoại giao Hà Lan để du học tại ĐH Tổng hợp Leiden – nơi tôi lần lượt nhận bằng thạc sỹ (2002) và bằng tiến sỹ (2006)…

Về sau, tôi mới hiểu rằng, cơ hội du học của tôi ở châu Âu là kết quả của gần 10 năm GS. Nguyễn Quang Ngọc chân thành và tận tụy vun trồng quan hệ khăng khít với các đồng nghiệp quốc tế. Cơ hội học tập của tôi là trái ngọt của nhiều chục năm thầy cần mẫn vun tưới quan hệ đối tác chuyên môn tín nghĩa với các giáo sư Blussé, Gaastra, Smith và Farrington (trong điều kiện chưa có email hay website, chỉ có những bức thư tay qua lại hoặc những tờ postcard nhỏ gọn mỗi dịp Giáng sinh và Năm mới).

Tạo dựng lớp kế cận “liên ngành”

Nhờ uy tín chuyên môn quốc tế cao của thầy Ngọc, nhiều học trò của khoa Lịch sử tiếp tục được nhận học bổng toàn phần để làm thực tập sinh, thạc sỹ và tiến sỹ tại ĐH Leiden. Tại các trung tâm học thuật quốc tế khác như ĐH Passau (Đức), ĐH Quốc gia Úc, ĐH Osaka (Nhật Bản)…, nhiều lớp học trò có cơ hội đến học tập, nghiên cứu, hội thảo nhờ uy tín chuyên môn của thầy.

Tôi nhớ mãi chuyến đi cùng thầy tham dự hội thảo khoa học quốc tế ở trường ĐH Gadjah Mada, thành phố Yogyakarta ở miền trung đảo Java, Indonesia đầu năm 2005.

Khi đó, trận sóng thần khủng khiếp vừa quét qua các nước Đông Nam Á hải đảo nên hành trình của thầy trò gặp nhiều khó khăn. Là chuyên gia nghiên cứu về làng xã và nông thôn Việt Nam trong lịch sử, thầy Nguyễn Quang Ngọc đã tận dụng chuyến đi, không quản tàu chợ – xe đò để tìm hiểu thêm về nông thôn và làng xã miền trung đảo Java nhằm có thêm tư liệu điền dã cho các nghiên cứu so sánh về mô hình phát triển của các xã hội Đông Á truyền thống.

Trong chuyến khảo sát sau hội thảo, đứng dưới chân ngôi đền thiêng Borobudur kỳ vỹ có niên đại thế kỷ 9, GS. Nguyễn Quang Ngọc đã có bài nói chuyện với các đồng nghiệp quốc tế, bàn luận về mối liên hệ giữa nông thôn và đô thị, giữa kinh tế hàng hóa và sự phát triển của thương mại (so sánh giữa các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia)…

Bài diễn thuyết đặc biệt cuốn hút; nhiều đồng nghiệp trẻ TANAP và tôi đã quyết tâm dấn thân nghiên cứu liên ngành nhờ nguồn cảm hứng từ kỷ niệm chuyến đi Yogyakarta cùng thầy Nguyễn Quang Ngọc năm ấy.

Nhà khoa học của sự “sáng lập”…

GS. Nguyễn Quang Ngọc đồng thời là nhà giáo, nhà khoa học và nhà quản lý rất uy tín trong nước. Sự hòa trộn của nhiều cung bậc trải nghiệm sống (học trò nông thôn, sinh viên đô thị, cựu chiến binh Tây Bắc, giảng viên – nhà khoa học đi xuyên qua các thời bao cấp – đổi mới – hội nhập…) đã hun đúc nên một nhân cách nhà giáo – nhà khoa học – nhà quản lý chuyên môn nghiêm cẩn và chính trực mà đầy bao dung và độ lượng với đồng nghiệp và học trò.

Ở cương vị quản lý chuyên môn nào, ông cũng để lại những dấu ấn “sáng lập” thật đáng trân trọng: Chủ nhiệm Khoa Lịch sử “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”, Viện trưởng sáng lập Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Giám đốc sáng lập Trung tâm Hà Nội học và nghiên cứu Thủ đô, Chủ nhiệm bộ môn sáng lập chuyên ngành Quản lý văn hóa và ngành Văn hóa học, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam…

Hoàng Anh Tuấn(Sinh viên K40, khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Những ngày này, nghề giáo lại trở thành tâm điểm của cả dư luận và nghị trường, khi những vấn đề muôn thuở như lương và những sự vụ phát sinh trong mối quan hệ giáo viên – học trò, giáo viên – phụ huynh đang gây bức xúc.

Nhưng giữa muôn vàn thở than, ca thán, cả triệu giáo viên vẫn đang ngày ngày cặm cụi làm việc. Và vẫn còn đó ký ức về những người thầy “không thể quên”, mà những người đã trải qua tuổi học trò luôn mang trong tim.

VietNamNet xin mở một “góc nhỏ” – diễn đàn để độc giả chia sẻ về “Những thầy cô mãi trong tim tôi”. Bài viết xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn . Xin chân thành cảm ơn!

Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Link gốc: https://vietnamnet.vn/thay-chu-nhiem-khoa-nguoi-trao-cho-chung-toi-co-hoi-du-hoc-vo-gia-2081498.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anh chị muốn trung tâm tư vấn qua Facebook hay Zalo ạ?

Đăng ký Học thử miễn phí