Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

HỌC THỬ MIỄN PHÍ | CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

HOÀNG MINH HOÀNG MINH

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín

Thi vào lớp 6: Phương pháp ôn thi môn tiếng Việt hiệu quả

Thi vào lớp 6: Phương pháp ôn thi môn tiếng Việt hiệu quả

Tổng hợp, nắm chắc kiến thức và có phương pháp ôn luyện hiệu quả chính là những yếu tố quan trọng giúp học sinh tự tin và đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 sắp tới.

Là giáo viên giàu kinh nghiệm luyện thi của Next Nobels, chủ biên bộ sách 100 đề đánh giá năng lực môn Tiếng Việt tiểu học, đồng thời là cố vấn chuyên môn trên hệ thống ôn luyện thông minh TiengAnhK12.vn, cô Lê Thị Thu Ngân đã có những chia sẻ về phạm vi kiến thức, kỹ năng trọng tâm mà các em học sinh cần nắm vững để đạt điểm cao môn Tiếng Việt.

Cô Thu Ngân cho biết, các đề thi môn Tiếng Việt vào các trường chất lượng cao tại Hà Nội như THCS Cầu Giấy, Nguyễn Tất Thành, Lương Thế Vinh, Archimedes… thường có 3 phần chính: phần luyện từ và câu; phần câu hỏi đọc hiểu và cảm thụ; phần tập làm văn. Mỗi phần kiến thức này thường chiếm 1/3 số điểm trong bài thi. Trường THCS Thanh Xuân có thêm phần viết luận ngắn và thường chiếm 2-3 điểm trên tổng 10 điểm.

“Tỉ lệ các phần kiến thức trong đề thi thường cũng có sự thay đổi theo mỗi năm nên nhìn chung, để thi tốt vào các trường, học sinh nên học chắc tất cả các nội dung”, cô Thu Ngân nói.

Thành thạo luyện từ và câu

Theo cô Thu Ngân, luyện từ và câu là 1 trong 3 đơn vị kiến thức quan trọng. Phần này trong đề thi vào 6 của hầu hết các trường sẽ lấy kiến thức tiếng Việt lớp 4, 5 làm trọng tâm. Nên học sinh cần đảm bảo nắm chắc tất cả các nội dung của 2 năm này.

Vậy làm sao để học sinh học và làm tốt các kiến thức này?

Thứ nhất, học sinh cần chú ý tập trung nghe giảng để nắm chắc bản chất kiến thức ngay trên lớp. Sau đó, khi làm bài tập về nhà, học sinh bắt buộc phải mở lại và đối chiếu lý thuyết thật chậm rãi để làm bài. Việc này sẽ giúp các em không những ghi nhớ lý thuyết một cách tự nhiên, không cần học vẹt mà còn hiểu sâu vấn đề.

Thứ hai, cùng một đơn vị kiến thức luyện từ và câu sẽ có nhiều cách hỏi, nhiều dạng bài tập, vì vậy, các em cần thực hành nhiều dạng bài, dạng câu hỏi, cả trắc nghiệm và tự luận.

Thứ ba, do số lượng các bài học dàn trải trong suốt 2 năm, nên học sinh cần được ôn luyện đan xen các kiến thức cũ mới để không bị quên bài. Học sinh có thể thực hành điều này bằng cách làm các đề tổng hợp.

Thứ tư, việc luyện đề tổng hợp nên tiến hành sớm, khi gần kết thúc học kì 1 lớp 5, học sinh đã học xong khoảng 85% các kiến thức luyện từ và câu. Từ giai đoạn này, các em nên lập thời gian biểu để làm đề tổng hợp theo tuần, nhằm tránh bị dồn dập, quá tải ở giai đoạn cuối.

Quen thuộc với đọc hiểu và cảm thụ

So với kể chuyện và miêu tả, văn cảm thụ là một dạng văn khá mới mẻ đối với học sinh tiểu học. Thế nhưng, trong các đề thi vào lớp 6 của các trường chuyên, các câu hỏi cảm thụ văn học lại xuất hiện nhiều với các cấp độ khác nhau và chiếm khoảng 1/3-1/4 tổng số điểm của các bài thi. Đó là lý do trong chương trình ôn luyện vào cấp 2 không thể thiếu các bài luyện đọc hiểu và viết văn cảm thụ. Để làm tốt dạng bài tập này các em học sinh cần:

Thứ nhất, nắm được các dạng bài của văn cảm thụ có trong chương trình bao gồm:

Thứ hai, nắm được cách học đúng và viết tốt phần văn cảm thụ:

Để viết được một đoạn cảm nhận riêng về các đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm văn học trước hết học sinh cần hiểu về tác phẩm. Hiểu rồi mới cảm nhận được cái hay.

Đọc hiểu bao gồm 2 phần. Phần 1 là tập đọc hiểu nội dung, đọc hiểu ẩn ý của câu, đọc được sức gợi của các hình ảnh nghệ thuật. Phần 2 là tập đọc hiểu nghệ thuật, thấy được đặc sắc trong cách diễn đạt của tác giả. Đọc hiểu so sánh, nhân hóa, từ ngữ hay, đảo ngữ… Mỗi biện pháp nghệ thuật đều có một hiệu quả biểu đạt riêng.

“Các em học sinh tiểu học bước vào thế giới cảm thụ như tờ giấy trắng, tất cả phải học từ đầu. Các em quen miêu tả nên đề yêu cầu cảm thụ hay lạc sang miêu tả. Vì vậy, chắc chắn các em phải học cách viết cảm thụ. Để viết nhanh thì việc luyện diễn đạt, học cách trình bày đoạn văn cũng rất quan trọng”, cô Thu Ngân nhấn mạnh.

Nhuần nhuyễn các dạng văn miêu tả, kể chuyện, viết thư

Cuối cùng, học sinh có thể tham khảo các bài văn mẫu hoặc các cuốn sách ôn luyện để học được một số cách mở bài, kết bài hay, không bị sáo mòn, khuôn mẫu.

Trong quá trình xây dựng chương trình ôn thi vào 6 môn Tiếng Việt trên hệ thống TiengAnhK12.vn, cô Thu Ngân cũng đã lồng ghép cả ba phần luyện từ, câu, đọc hiểu, cảm thụ và tập làm văn vào các dạng bài và các đề thi, giúp học sinh ôn luyện tổng quát và hiệu quả.

Bảo Ngọc

Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Link gốc: https://vietnamnet.vn/thi-vao-lop-6-phuong-phap-on-thi-mon-tieng-viet-hieu-qua-2084406.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anh chị muốn trung tâm tư vấn qua Facebook hay Zalo ạ?

Đăng ký Học thử miễn phí