Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wpdiscuz domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time được gọi không chính xác. Tải bản dịch cho miền astra được kích hoạt quá sớm. Đây thường là dấu hiệu cho thấy một số mã trong plugin hoặc chủ đề chạy quá sớm. Bản dịch phải được tải tại hành động init hoặc sau đó. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114
'Thất bại là mẹ thành công' nhưng với học sinh có thể là ngõ cụt - Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

HỌC THỬ MIỄN PHÍ | CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

HOÀNG MINH HOÀNG MINH

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín

'Thất bại là mẹ thành công' nhưng với học sinh có thể là ngõ cụt

'Thất bại là mẹ thành công' nhưng với học sinh có thể là ngõ cụt

Người ta nói thất bại là mẹ thành công, nhưng với nhiều học sinh, thất bại ở trường học chính là ngõ cụt. Tệ hơn nữa, thành tích kém ở trường gây ra những hậu quả lâu dài, cho cả cá nhân các em và toàn xã hội.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tổ chức khảo sát đánh giá năng lực của học sinh 15 tuổi về các kỹ năng đọc, toán, khoa học ở 65 quốc gia và nền kinh tế.

Đã có khoảng 85.000 học sinh tham gia kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Báo cáo khảo sát này được thực hiện từ năm 2016, nhưng cho tới nay nó vẫn còn nguyên giá trị.

Học sinh thành tích kém có hậu quả lâu dài cho các em học sinh. Ảnh minh họa: YAM

Báo cáo của OECD nhận định, trên khắp thế giới, đâu đâu cũng có học sinh bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của thành tích kém và mất động lực, điểm kém hơn và càng xa rời trường học. Những học sinh học kém thường có nguy cơ bỏ học cao. Khi một bộ phận không nhỏ dân số thiếu các kỹ năng cơ bản thì tăng trưởng kinh tế dài hạn của quốc gia sẽ bị tổn hại.

Tác nhân ảnh hưởng

Nhiều yếu tố rủi ro tích lũy

Các phân tích cho thấy học sinh có thành tích kém không phải là kết quả của bất kỳ yếu tố rủi ro đơn nhất nào, mà là sự kết hợp, tích lũy của nhiều rào cản và yếu tố bất lợi trong suốt quãng đời đi học.

Một học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế – xã hội, sống trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, ở vùng nông thôn, có nguồn gốc là người nhập cư, nói một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ phổ thông, không đi học mầm non thì xác suất có thành tích thấp là 83% .

Bối cảnh xuất thân, hoàn cảnh gia đình, môi trường học đường là những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của học sinh. Ảnh minh họa: NewsinFrance

Đặc biệt, đối với những học sinh có thành tích kém, sự kết hợp của các yếu tố rủi ro sẽ gây bất lợi cực độ. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn không chỉ có xu hướng gặp nhiều rủi ro hơn mà những yếu tố đó còn có tác động mạnh mẽ hơn đến kết quả học tập của các em.

Thái độ kém tích cực đối với trường lớp và việc học

Những học sinh có thành tích kém có xu hướng ít kiên trì, thiếu động lực và sự tự tin trong Toán học so với những học sinh có thành tích tốt hơn. Học sinh trốn học ít nhất 1 lần trong 2 tuần trước kỳ thi đánh giá năng lực có nguy cơ bị điểm thấp trong môn Toán gấp 3 lần so với những em không trốn học.

Giáo viên và trường học ít hỗ trợ

Học sinh theo học tại các trường có môi trường học tập tốt và giáo viên chú ý hỗ trợ kèm cặp thì ít bị thành tích thấp. Những trường chất lượng có nguồn lực giáo dục thấp hơn và tỷ lệ thiếu giáo viên cao hơn sẽ có nhiều học sinh kém hơn.

Chương trình hành động

OECD cho rằng, các chính phủ cần đưa vấn đề sinh viên học kém thành ưu tiên giải quyết trong chương trình xây dựng chính sách giáo dục và biến ưu tiên đó thành các nguồn lực bổ sung.

Ảnh: OECD

Ví dụ, chính phủ Đức đã giảm số lượng chương trình học, cải thiện chất lượng các chương trình giáo dục mầm non và đào tạo ngôn ngữ cho những học sinh nhập cư không nói tiếng Đức trôi chảy.

OECD cũng đề xuất một chương trình nghị sự 10 điểm để giảm tỷ lệ học sinh học kém gồm: (1) Tìm hiểu và tháo gỡ nhiều rào cản đối với việc học, (2) Tạo môi trường học thuật vừa khắt khe vừa hỗ trợ: Nâng cao chất lượng giáo viên, tuyển dụng và giữ chân những người giỏi, (3) Hỗ trợ khắc phục càng sớm càng tốt, (4) Khuyến khích sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng địa phương,

(5) Truyền cảm hứng cho học sinh tận dụng tối đa các cơ hội giáo dục sẵn có, (6) Xác định học sinh học kém và thiết kế một chiến lược chính sách phù hợp, (7) Cung cấp hỗ trợ các trường và/hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, (8) Cung cấp các chương trình đặc biệt cho học sinh nhập cư, ngôn ngữ thiểu số và nông thôn, (9) Giải quyết định kiến giới trường học và hỗ trợ các gia đình đơn thân, (10) Giảm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục sớm và hạn chế việc phân loại học sinh.

Bảo Huy

Thầy hiệu trưởng ở Phần Lan: Điểm số không quan trọngBất kỳ lúc nào học sinh cần sự hỗ trợ, Hiệu trưởng trường Trung học Forssa (Phần Lan) cũng có mặt hoặc gọi điện trực tiếp… Thầy chia sẻ, điểm số hoàn toàn không quan trọng.

Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Link gốc: https://vietnamnet.vn/that-bai-la-me-thanh-cong-nhung-voi-hoc-sinh-co-the-la-ngo-cut-2087304.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anh chị muốn trung tâm tư vấn qua Facebook hay Zalo ạ?

Đăng ký Học thử miễn phí