Semper Floreat – tờ báo lâu đời dành cho sinh viên tại Đại học danh tiếng Queensland (Úc) – gây tranh cãi khi xuất bản một bài báo cung cấp các mẹo vặt trộm đồ trong cửa hàng cho những sinh viên thiếu tiền.
Bài báo có tiêu đề “The subtle Art of Shoplifting” (tạm dịch “Nghệ thuật tinh tế của việc trộm đồ cửa hàng”) đã được đăng vào ngày 3/9 vừa qua.
Phần dẫn luận, tác giả bài viết nhận định: “Chúng ta đang trong cuộc khủng hoảng nhà ở, trải qua mức chi phí sinh hoạt cao nhất và mức lương thấp nhất kể từ Thế chiến 2, nhưng những người giàu nhất thì vẫn giàu hơn – buộc tầng lớp thấp hơn phải sống trong lều, củng cố độc quyền của họ về nhà ở, khiến người dân chết đói vì mức hỗ trợ Centrelink (chương trình trợ cấp của chính phủ Úc) trì trệ và mức lương tối thiểu không đầy đủ”.
Tác giả giấu tên khuyên người đọc nên “frifting” hoặc “free shopping” (mua sắm miễn phí). Theo giải thích của người viết, “frifting” là “một hành động chính đáng của giai cấp công nhân trong cuộc chiến tranh giai cấp đang diễn ra”. Người thực hiện hành động này gọi là “Frifter”.
Các mẹo bao gồm đeo khẩu trang và che các dấu hiệu dễ nhận biết như khuyên và hình xăm. Frifters được khuyên đến gần bất kỳ máy tự phục vụ nào gần nhân viên giám sát chúng nhất và tháo mác kim loại…
Theo báo cáo của Nine News, các quan chức chính quyền đã nhanh chóng lên án bài báo. Giám đốc đặc trách Giáo dục bang Queensland – bà Grace Gracee cho biết bài báo phải được rút lại. Giám đốc đặc trách Shadow education (Giáo dục trong Bóng tối – Giáo dục Hỗ trợ. Cụ thể, học sinh có thể được phụ đạo ngoài các lớp chính khoá nếu họ không theo kịp chương trình. Việc phụ đạo này thường đến trước các kỳ thi quan trọng. Học sinh có thể không phải trả phí cho việc học phụ đạo này, nhà trường trả thêm lương cho giáo viên tham gia dạy phụ đạo – Người dịch) – ông Christian Rowan thì cho rằng khuyến khích mọi người phạm tội hình sự sẽ dẫn đến tình trạng vô tổ chức và mất kiểm soát.
Trong khi đó, Ủy viên Hội đồng thành phố Greens Jonathan Sriranganathan lại bày tỏ ông hiểu bài báo trong bối cảnh chi phí sinh hoạt đang khủng hoảng.
“Nếu ai đó bị ép vào bước đường cùng và sự lựa chọn duy nhất của họ là ăn trộm từ Woolworths (chuỗi siêu thị, cửa hàng tạp hóa) hoặc chết đói – thành thật mà nói, trong tình huống đó, tôi nghĩ điều đó là hợp lý về mặt đạo đức” – ông nói.
Còn theo một cuộc khảo sát trên toàn quốc với 1.010 người tham gia do Finder thực hiện, gần 1/5 người Úc có hành vi không trung thực tại các siêu thị khi tự phục vụ.
9% người mua hàng thừa nhận đã không quét các mặt hàng trước khi rời siêu thị, trong khi 10% khác cố tình nói dối về những gì họ đã quét để có giá rẻ hơn, ví dụ như đặt một quả bơ lên cân nhưng nói rằng đó là củ hành.
Tờ báo Semper Floreat đã từ chối yêu cầu của nhà chức trách. Tổng biên tập William Kugelman đã viết một bài chia sẻ rằng tờ báo sẽ giữ nguyên “quyết định xuất bản”.
Ông cho rằng: “Càng ngày người dân càng bị ép vào cảnh bần cùng và vô gia cư, trong khi đó các chính phủ và tập đoàn được hưởng thành quả lao động bị đánh cắp của giai cấp công nhân”.
Về phía Đại học Queensland, một phát ngôn viên cho biết nhà trường không tham gia vào việc sản xuất, biên tập và đã để cho tờ Semper Floreat trở thành tờ báo độc lập của Hội sinh viên.
Bảo Huy(Theo Fox News, 9news)
Cô gái người Việt giành giải sinh viên quốc tế xuất sắc ở Úc
Singapore và Úc cho học sinh phổ thông tự chọn môn ra sao?
Học sinh tại Úc sẽ không phải học Toán, Lý, Hóa nếu cảm thấy không muốn; trong khi tại Singapore, dù được tự lựa chọn môn, nhưng học sinh vẫn phải lựa chọn trong khuôn khổ.
Quán quân Olympia Thu Hằng chính thức du học Úc
Mới đây, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 Nguyễn Thị Thu Hằng đã chia sẻ trên trang cá nhân về quyết định du học Úc của mình sau hơn 1 năm gián đoạn vì dịch bệnh Covid-19.
Kinh nghiệm lên đường khi Úc mở cửa đón sinh viên quốc tế
Chờ đợi suốt gần 2 năm, sau khi nghe tin chính phủ Úc mở cửa đón sinh viên quốc tế quay trở lại, Phúc Hậu quyết định lên đường sớm dù phải tới cuối tháng 2/2022, học kỳ 1 mới bắt đầu.
Nguồn tin: Báo Vietnamnet
Link gốc: https://vietnamnet.vn/bai-bao-gay-tranh-cai-vi-mach-sinh-vien-15-bi-quyet-trom-do-2058963.html