Bộ ảnh về sự đổi thay ngỡ ngàng của trẻ nghèo trước và sau khi được đi học
Đi học là một hoạt động bình thường đối với rất nhiều trẻ em trên khắp thế giới, nhưng không phải ở Bangladesh.
Nơi đây, hơn 4 triệu trẻ em nghèo đã buộc phải trưởng thành sớm và phải làm việc để hỗ trợ gia đình. Các em thường có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe và bị bóc lột sức lao động, nhưng quan trọng nhất, các em đang bỏ lỡ tương lai và quyền được làm trẻ em của mình.
Mặc dù Bangladesh đang cố gắng thực hiện những thay đổi tích cực để chống lại việc sử dụng lao động trẻ em và đem đến một tương lai tốt đẹp hơn cho các em, nhưng sự thay đổi này còn quá chậm.
Phóng viên ảnh GMB Akash – hiện làm việc tại Dhaka, Bangladesh – đã dùng sức ảnh hưởng của mình để kể lại câu chuyện của những em nhỏ nghèo khó và thiệt thòi ngay ở quê hương mình.
Trước khi thực hiện dự án này, GMB Akash đã có 15 năm nghiên cứu về tình trạng lao động trẻ em ở Bangladesh. Anh đã sử dụng gần như toàn bộ số tiền của mình để phần nào giúp đỡ các em nhỏ thoát khỏi cảnh lao động và được đến trường.
“May mắn là tôi đã bảo trợ được cho khoảng 30 em đi học. Tôi đang theo dõi các em rất chặt chẽ, thường xuyên đến nhà và trường học của các em để năm tình hình. Hy vọng rằng tới đây tôi có thể giúp thêm nhiều em nhỏ nữa đến trường thay vì nhìn các em phải làm những công việc nặng nhọc” – Akash chia sẻ.
Dưới đây là một số hình ảnh được GMB Akash ghi lại, cho thấy cuộc sống của các em nhỏ đã thay đổi tốt đẹp hơn sau khi nhận được sự giúp đỡ, không còn phải lao động nặng nhọc mà đã được đi học.
Theo Bored Panda
Vị đại gia mang 4,7 triệu USD tiền mặt phát cho học trò nghèo
Du học sinh Việt ở Anh gây quỹ xây lớp học cho trẻ em nghèo
Bác sĩ trẻ giành học bổng Harvard: ‘Hình ảnh bệnh nhân nghèo luôn trong tâm trí’
Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Y khoa tại ĐH Kyoto (Nhật Bản) và nhận được nhiều lời mời hấp dẫn, nhưng Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (sinh năm 1988) chọn tiếp tục theo đuổi chương trình lâm sàng tại Trường Y Harvard trước khi trở về.
“Chào mừng tới thế giới của du học sinh nghèo!”
Ngày mới sang Úc học, khi đi chợ hoặc mua sắm tôi thường có thói quen quy đổi từ tiền đô la sang tiền Việt Nam. Ví như: “Mớ rau 3$, trời ơi, tận gần 60 ngàn đồng cơ á?”.
Chiến thuật du học kiểu ‘con nhà nghèo’ của cô gái 9X
Để có tiền đi du học, Linh quyết định gom góp hết số tiền tiết kiệm sau 4 năm đi làm, mua một mảnh đất “làm vốn dắt lưng”. Đây cũng là thứ đảm bảo giúp cô có thể vay mượn đủ chi phí cần thiết khi đi du học.
Nguồn tin: Báo Vietnamnet