Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wpdiscuz domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time được gọi không chính xác. Tải bản dịch cho miền astra được kích hoạt quá sớm. Đây thường là dấu hiệu cho thấy một số mã trong plugin hoặc chủ đề chạy quá sớm. Bản dịch phải được tải tại hành động init hoặc sau đó. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Đại học châu Á cải biên lễ phục tốt nghiệp phương Tây ra sao? - Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

HỌC THỬ MIỄN PHÍ | CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

HOÀNG MINH HOÀNG MINH

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín

Đại học châu Á cải biên lễ phục tốt nghiệp phương Tây ra sao?

Đại học châu Á cải biên lễ phục tốt nghiệp phương Tây ra sao?

Mặc dù lấy cảm hứng từ lễ phục tốt nghiệp phương Tây, Hàn Quốc và Trung Quốc có sự cải biên để thể hiện đặc trưng văn hóa quốc gia. Trong khi đó, tại Nhật, sinh viên thường mặc đồ truyền thống hoặc các trang phục tự thiết kế.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, phần lớn các lễ phục tốt nghiệp được sử dụng có thiết kế giống các trường tại châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, năm 2005, Đại học Chung-Ang – ngôi trường nổi tiếng hàng đầu đã thay đổi mẫu áo tốt nghiệp bậc tiến sĩ theo màu truyền thống của Hàn Quốc. Cụ thể, áo có màu xanh ngọc bích dựa trên “áo choàng dài màu trắng hình chim hạc” từ triều đại Joseon.

Sau đó, hàng loạt đại học lớn của Hàn Quốc cũng thay đổi lễ phục tốt nghiệp. Đáng chú ý là vào năm 2012, sau 65 năm, Đại học Quốc gia Seoul, đã đổi lễ phục tốt nghiệp theo các mô phỏng trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Việc sửa lại lễ phục của Đại học Quốc gia Seoul thời điểm đó đã gây bùng nổ phong trào văn hóa nhấn mạnh đặc trưng truyền thống riêng của các trường đại học Hàn Quốc.

Cách cải biên từ trang phục truyền thống của Đại học Quốc gia Seoul lấy màu xanh làm chủ đạo, khắc chữ giữa áo, sử dụng các họa tiết aengsang, hakchangui và shimui truyền thống.
Lễ phục tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul trước (bên trái) và sau (bên phải). Nguồn: Website Seoul National University

Trong khi đó, Đại học Sungkyunkwan đã tạo ra lễ phục tốt nghiệp riêng của trường, lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của triều đại Joseon. Các trường như Đại học Hanyang, Đại học Nữ Seoul và Đại học Nữ giới Ewha cũng đang sử dụng những chiếc áo choàng mới được thiết kế lại. Mới đây, Đại học Ngoại ngữ Hankuk cũng tiến hành thay đổi thiết kế của những bộ đồng phục.

Đồng phục lấy cảm hừng từ triều đại Joseon của Đại học Sungkyunkwan. Nguồn: Sungkyunkwan University

Trung Quốc

Mặc dù cũng lấy cảm hứng từ áo choàng phương Tây nhưng lễ phục tại Trung Quốc cũng có những sự biến đổi nhất định.

Trang phục trong lễ tốt nghiệp của hiệu trưởng và sinh viên đại học danh tiếng Trung Quốc, top 20 thế giới – Đại học Thanh Hoa. Nguồn: Tsinghua University

Năm 1994, chính phủ Trung Quốc đưa ra đề nghị về lễ phục tốt nghiệp cho các trường đại học. Khuyến nghị quy định 4 phần chính của trang phục học tập gồm mũ, tua rua, áo choàng và mũ trùm đầu và dịp được mặc. Mũ đội đầu sẽ có màu đen và đằng sau có các nút thắt giúp người đội thít chặt. Áo choàng được thêm các nút, cúc bấm trang trí đằng trước thể hiện những đặc điểm nổi bật của trường đại học và quốc gia. Bên ngực trái có logo của trường. Hai bên cánh tay thêu các họa tiết đặc trưng của văn hóa Trung Hoa, ví dụ như các hoa văn uốn lượn trong lễ phục tốt nghiệp của Đại học Thanh Hoa.

Màu sắc của mũ choàng thể hiện các chuyên ngành sinh viên theo học, triết học, kinh tế, luật, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp, y học, khoa học quân sự…

Sinh viên với lễ phục trong ngày tốt nghiệp hoành tráng và đậm đà bản sắc của Đại học Bắc Kinh – ngôi trường được mệnh danh là Cambridge của Trung Hoa, top 20 thế giới. Nguồn: Peking University

Cận cảnh họa tiết được in trên lễ phục tốt nghiệp của sinh viên Đại học Bắc Kinh. Nguồn: Peking University

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, các sinh viên có thể mặc những thứ họ thích khi đến lễ tốt nghiệp. Thông thường các trang phục được chọn là Hakama hoặc Furisode (nữ giới) – 2 bộ trang phục truyền thống của Nhật hay suit (nam giới). Ngoài ra, sinh viên thường sáng tạo trang phục riêng của mình khi đến lễ tốt nghiệp để thể hiện cá tinh riêng. Hiệu trưởng cũng thường mặc suit hoặc các lễ phục có thiết kế tương tự phương Tây.

Bộ Hakama tốt nghiệp của sinh viên Nhật Bản. Nguồn ảnh: Walkerplus.com
Trang phục tự thiết kế của sinh viên Nhật Bản. Nguồn: Facebook

Doãn Hùng (tổng hợp)

GS Trần Ngọc Thêm: Khó có chuẩn mực cho lễ phục tốt nghiệpNhà văn hóa học nổi tiếng – GS Trần Ngọc Thêm cho rằng, khó có chuẩn mực nào cho lễ phục tốt nghiệp. Tuy nhiên, lễ phục của Trường ĐH Kinh tế có một số chi tiết ‘hơi quá đà’
Lễ phục tốt nghiệp 2022 của 1 số trường đại học nổi tiếng Việt Nam

Lễ phục tốt nghiệp 2022 của 1 số trường đại học nổi tiếng Việt Nam

Lễ phục tốt nghiệp bằng cử nhân tại 1 số trường đại học tại Việt Nam như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương… đều có màu đen chủ đạo và phối thêm các màu khác như đỏ, xanh lam…
Lý do hiệu trưởng đại học dùng quyền trượng trong lễ tốt nghiệp

Lý do hiệu trưởng đại học dùng quyền trượng trong lễ tốt nghiệp

Trong lễ tốt nghiệp của nhiều đại học Mỹ và châu Âu, hiệu trưởng thường cầm quyền trượng, đeo vòng cổ cùng với lễ phục tốt nghiệp để thể hiện sự uy nghi, quyền lực.

Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Link gốc: https://vietnamnet.vn/le-phuc-tot-nghiep-cai-bien-cua-cac-nuoc-chau-a-2045611.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anh chị muốn trung tâm tư vấn qua Facebook hay Zalo ạ?

Đăng ký Học thử miễn phí