Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

HỌC THỬ MIỄN PHÍ | CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

HOÀNG MINH HOÀNG MINH

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín

Hạnh phúc của thầy cô phải gắn với thực tại nhiều hơn hình ảnh tồn tại trước đây

Hạnh phúc của thầy cô phải gắn với thực tại nhiều hơn hình ảnh tồn tại trước đây

Công việc của thầy cô giáo áp lực nhiều hơn, mong muốn nhiều hơn từ nhiều phía… Vậy khi nói về mục đích hạnh phúc của thầy cô giáo, thì cái hạnh phúc đó phải gắn với thực tại nhiều hơn là một hình ảnh thầy cô từng tồn tại trước đây.

Diễn đàn “Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?” hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet.

Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Minh An – CEO của một trung tâm công nghệ giáo dục (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).

Cô và trò Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Hơn 10 năm là đối tác trường học, được gặp gỡ và đồng hành cùng hàng trăm nhà trường khác loại nhau, từ các trường mầm non cho đến phổ thông, trường công lập, trường tư thục, quốc tế, trường đông – ít học sinh, ở các khu vực khác nhau cả nước, dưới đây là quan sát của chúng tôi về vấn đề hướng đến một tổ chức nhà trường hạnh phúc.

Tính mục đích của tổ chức

Cũng giống như một tổ chức doanh nghiệp, hiệp hội hay đoàn thể, nhà trường từ hàng trăm năm nay là một tổ chức tập hợp của nhiều con người ở nhiều vị trí khác nhau, và cần hoạt động vì mục tiêu chung và kết quả chung nhất.

Vì thế, có hai câu hỏi được đặt ra để xác đáng về mục đích trường học hạnh phúc: Đó có phải là mục đích của trường không? Mục đích đó có phải là ưu tiên cao không khi so sánh với các mục tiêu khác? Nhà sáng lập, nhà lãnh đạo hoặc ban giám hiệu trả lời được câu hỏi này, thì mới nên bàn tiếp là cách thức của từng trường để đi vào mục tiêu đó.

Từ ý kiến chủ quan, không hẳn toàn bộ các trường đều đặt hạnh phúc là mục tiêu, mục tiêu lớn và có một tư duy rõ ràng về trường học hạnh phúc, bên cạnh các giá trị khác như tính nhân văn, tình thương, trải nghiệm học tập xuất sắc…

Như vậy việc trao đổi ở đây sẽ chỉ thực sự phù hợp với những ngôi trường đặt hạnh phúc làm giá trị hoặc mục đích đáng kể trong hoạt động của tổ chức.

Vai trò cá nhân trong trường học

Vì là một tổ chức của nhiều người, trong đó mỗi người đảm nhiệm một số trách nhiệm cụ thể.

Vốn dĩ trường học là một kiểu mẫu tổ chức đã vận hành hàng chục, thậm chí cả trên trăm năm, ai cũng mặc nhiên hiểu là các vai trò cá nhân đã trở nên rõ ràng và rạch ròi.

Song như ví dụ tổ chức của doanh nghiệp, những mong đợi cuộc sống, sự phát triển và mong muốn của các bên là thay đổi vận động không ngừng nghỉ, nên phạm vi và vai trò của từng nhóm, như ban giám hiệu, thầy cô giáo, thầy cô phụ trách, cho đến người học và

gia đình cũng có sự biến chuyển, và thậm chí với sự giao thời của hội nhập và thông tin ngày một lớn hơn, nhiều khi cũng phải dũng cảm nhìn nhận là trách nhiệm và sự dẫn dắt hiện tại là gì. Nếu có được sự đồng thuận và nhìn nhận mang tính tích cực, ta cũng nên

mạnh dạn chấp nhận sự thay đổi, cái mới thay vì một tư duy đóng khung hoặc chỉ tự tin với điều cũ.

Nói ví dụ như vai trò người thầy giáo – cô giáo, chúng ta thấy công việc có áp lực nhiều hơn, mong muốn nhiều hơn từ nhiều phía, từ nhiệm vụ chính giảng giải kiến thức, đang chuyển đổi trở thành người gợi mở, dẫn dắt, hỗ trợ… Vậy khi nói về mục đích hạnh phúc

của thầy cô giáo, thì cái hạnh phúc đó phải gắn với thực tại nhiều hơn là một hình ảnh thầy cô từng tồn tại trước đây. Khi nhìn nhận như vậy, từ phía thầy cô, sẽ thấy để thực sự hạnh phúc trong môi trường nhà trường, cái mong muốn tự thân ấy nó phải khác so với chính mình trong quá khứ.

Tương tự như thế, ban giám hiệu và cộng đồng phụ huynh sẽ cẩn thận hơn trong việc cảm nhận sự hạnh phúc của thầy cô giáo và lựa chọn hành động của mình để góp phần vào cái hạnh phúc quý giá đó.

Chúng ta sẽ nhận ra việc thầy cô giáo, ngoài việc phải bộn bề lo toan cuộc sống, kể cả cơm áo gạo tiền như bao người khác, ngày nay còn là việc phải sắp xếp và làm việc với nhiều lớp học hơn, đông học sinh hơn, nhiều vấn đề phát sinh hơn. Người thầy – người cô ngoài làm việc với chương trình giảng dạy, sẽ có ít nhiều trách nhiệm phải chăm sóc, quan tâm, đứng ra giải đáp, trao đổi, xử lý sự cố, cập nhật nâng cao kỹ năng, kiến thức định kỳ, cập nhật áp dụng sư phạm mới, sinh hoạt, ngoại khóa…

Và vì thế, thay vì chỉ đánh giá và bày tỏ mong đợi, chúng ta sẽ tin tưởng, đồng hành cùng thầy cô giáo, kiên nhẫn hơn với các vấn đề của riêng mình hoặc sẵn sàng cho lòng biết ơn, trân trọng, những điều chắc chắn là tích cực để phát triển cho mối quan hệ giữa các bên và chất lượng công việc của thầy cô giáo.

Cách nhìn nhận vai trò này theo tôi cũng đúng với cả người hiệu trưởng, các phân khu bán trú, phụ huynh và học sinh.

Kết hợp hài hòa vì mục đích chung

Trong bối cảnh về vai trò chuyển biến như thế, thì sự kết hợp cộng tác giữa các nhóm nên như thế nào? Như mối quan hệ hiệu trưởng – thầy cô, hoặc giữa thầy cô chủ nhiệm và thầy cô bộ môn, giữa thầy cô chủ nhiệm và thầy cô bán trú, giữa thầy cô và học sinh, rồi giữa thầy cô và cha mẹ?

Hiển nhiên là không dễ dàng để mà tốt đẹp. Song cũng như các kiểu mẫu và các mối quan hệ khác, chúng ta cũng sẽ bắt đầu bằng sự

tôn trọng dành cho nhau.

Thử lấy tham chiếu về đánh giá hiệu quả để cải thiện và hội ý nhau về khía cạnh hợp tác. Nếu mối liên kết giữa cô giáo và gia đình không phục vụ được tốt cho đời sống học đường của học sinh, xin dành thời gian, gặp gỡ và cải thiện nó.

Thách thức ở đây là các bên có sẵn lòng thiện chí để lắng nghe, ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp, cho từng cá biệt và cho tổ chức học tập chung không mà thôi.

Nơi có các phát kiến và thử nghiệm

Một tổ chức ổn định, mọi điều đã biết và không được làm mới, là những định kiến dứt khoát phải đặt ở bên ngoài nhà trường. Nhà trường xứng đáng được trao cơ hội là nơi tập hợp được sự quan tâm, lo lắng trước nhất của gia đình và xã hội. Và không có lý do gì để từng gia đình mong muốn nhà trường là nơi hoạt động sinh động, tươi vui của con em mình. Tại sao gia đình từng và chỉ nghĩ nhà trường là nơi trông trẻ, sáng đưa đến, chiều đón về?

Chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi, và chắc chắn sẽ rất hạnh phúc nếu thấy con em mình đến trường để có niềm vui, biết nhiều điều hay, lẽ phải từ thầy cô giáo và bạn bè xung quanh. Hãy biến nhà trường thành nơi có phát kiến và sáng tạo.

Và tất nhiên, trong sự cân bằng hai mặt, làm cái mới thì không thể tránh được sai sót, hay đúng ý người này và chưa hợp ý người khác, có thể hơi ưu tiên bạn này, mà chưa để ý kịp tới bạn khác, tới con em mình. Nếu thế, hãy quay lại sự kiên nhẫn, thông cảm. Như thế, cái hay, hấp dẫn và thú vị mới có cơ hội nảy nở và hình thành. Chẳng phải đó cũng là điều phụ huynh và cộng đồng xung quanh mong muốn cho con em mình hay sao?

Kết luận lại, theo chúng tôi, giả thử nhà trường lựa chọn hạnh phúc là một mục tiêu hoặc động lực để phát triển, giả sử việc nhìn nhận ai làm việc gì và việc hợp tác đã có, nhà trường hãy sẵn sàng để trở thành một tổ chức tích cực. Một quyết tâm và tư duy cởi mở, chỉ tập trung vào việc đó, nhất định sẽ thành công.

Chúng tôi tin, dù có lựa chọn làm mục đích chính hay không, hạnh phúc sẽ luôn đồng hành với sự chuyển động tích cực của nhà

trường.

Minh Anh

Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn “Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?”.

Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.

Xin chân thành cảm ơn.

Khi bạo lực khoác tấm áo 'yêu thương học trò'

Khi bạo lực khoác tấm áo ‘yêu thương học trò’

Khi việc dùng đòn roi được ẩn dưới cái áo tình yêu, trách nhiệm, và nhờ đó được cổ xúy, thì tư tưởng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề, và tư tưởng kẻ có sức mạnh, có vị thế luôn đúng đã được nhen nhóm trong các em học trò.
'Nhà trường mang hạnh phúc cho trẻ còn bằng cách 'dạy' cả phụ huynh'

‘Nhà trường mang hạnh phúc cho trẻ còn bằng cách ‘dạy’ cả phụ huynh’

Để học sinh thấy đó là một ngôi trường hạnh phúc, thì khi vào trường không miễn cưỡng, ép buộc mà các em phải được là chính mình. Các em phải tự cảm thấy thích ngôi trường đó rồi vào học, hoặc cha mẹ thích nhưng phải có sự bàn bạc với con.
Giáo viên vô cảm, thu mình khi bị 'tước đoạt' 2 công cụ giảng dạy và giáo dục học sinh

Giáo viên vô cảm, thu mình khi bị ‘tước đoạt’ 2 công cụ giảng dạy và giáo dục học sinh

Việc ‘tước đoạt’ 2 công cụ để giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên là cho điểm và xử lý học sinh vi phạm khiến giáo viên cảm thấy áp lực, khó hạnh phúc, việc xây dựng trường học hạnh phúc cũng khó hơn.
'Hiệu trưởng làm 10 điều này, mầm hạnh phúc sẽ được gieo trong mỗi nhà trường'

‘Hiệu trưởng làm 10 điều này, mầm hạnh phúc sẽ được gieo trong mỗi nhà trường’

Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát cơn giận, khả năng thấu cảm, khả năng thấy sự thật đằng sau hiện tượng để có thể cảm hóa từ bên trong mình (bớt đi cái tôi lãnh đạo) và lan tỏa tới thầy cô giáo trong trường.
Những lời gan ruột của cô giáo 27 năm trong nghề

Những lời gan ruột của cô giáo 27 năm trong nghề

Một sinh viên yêu nghề dạy học, nỗ lực rất nhiều khi học trường sư phạm liệu có hạnh phúc không khi qua cánh cổng “đầu tiên” để vào ngành?

Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Link gốc: https://vietnamnet.vn/hanh-phuc-cua-thay-co-phai-gan-voi-thuc-tai-nhieu-hon-hinh-anh-ton-tai-truoc-day-2068747.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anh chị muốn trung tâm tư vấn qua Facebook hay Zalo ạ?

Đăng ký Học thử miễn phí