Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wpdiscuz domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time được gọi không chính xác. Tải bản dịch cho miền astra được kích hoạt quá sớm. Đây thường là dấu hiệu cho thấy một số mã trong plugin hoặc chủ đề chạy quá sớm. Bản dịch phải được tải tại hành động init hoặc sau đó. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 6.7.0.) in /usr/local/lsws/giasuhoangminh.com/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Xin Bộ Giáo dục đổi cách đánh giá để không còn học sinh mang tiếng 'dốt' - Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

Trung tâm gia sư Hoàng Minh | Dạy kèm uy tín & hiệu quả

HỌC THỬ MIỄN PHÍ | CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

HOÀNG MINH HOÀNG MINH

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín

Xin Bộ Giáo dục đổi cách đánh giá để không còn học sinh mang tiếng 'dốt'

Xin Bộ Giáo dục đổi cách đánh giá để không còn học sinh mang tiếng 'dốt'

Đã có một thời gian quá dài, học sinh được đánh giá theo kiến thức, phân biệt thành 4 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Điều này gây thiệt thòi cho các em được nhìn nhận là học chưa tốt.

Học sinh Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Việc đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 trước đây quy định học sinh có bất kỳ môn nào có điểm trung bình 2,0 bị xếp loại kém, phải ở lại lớp cho dù có học trung bình, khá các môn còn lại. Bên cạnh đó, học sinh có điểm trung bình 1 môn dưới 3,5 thì xếp loại yếu, phải thi lại, nếu vẫn không đạt cũng sẽ “đúp”.

Giáo viên và cả phụ huynh mặc định những em xếp loại yếu, kém là học sinh “dốt”, không xứng đáng lên lớp, cần rèn luyện lại.

Sau mỗi năm học, có nơi lấy những học sinh “dốt” để “bêu” trước trường lớp, học sinh khác phải cố gắng mà tránh những “tấm gương xấu” này.

Cứ thế, các em trở thành nạn nhân của việc chê bai, mắng mỏ vì học “dốt” ảnh hưởng đến lớp, đến trường, đến danh dự gia đình, làm mất mặt xóm làng… Có em vì áp lực gia đình, xã hội đã chọn cho mình cái chết tức tưởi.

Tôi cho rằng việc xếp loại học sinh giỏi, khá, yếu, kém là một sai lầm trong đánh giá. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thành tích “thâm căn cố đế” trong ngành giáo dục, là nguyên nhân khiến học sinh phải lao đầu vào học thêm “tối mặt tối mũi”, chạy đua điểm số…

Một học sinh có thể học yếu 1, 2 phân môn nhưng vẫn học được các môn khác, vẫn đủ năng lực, trí tuệ tiếp tục học ở những năm tiếp theo. Do đó, việc đánh giá học sinh yếu, kém giống như tìm học sinh “dốt” là còn không phù hợp.

Ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai, việc đánh giá có một bước chuyển đáng kể và tích cực, theo cách mà một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thực hiện. Đó là chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực và phẩm chất.

Cách đánh giá này không còn phân biệt học sinh này và học sinh kia. Một em có năng lực này nhưng có thể không có năng lực khác, không nhất thiết phải toàn diện như các chương trình trước đây.

Ví dụ, học sinh có thể không có năng lực toán học nhưng có năng lực văn học, năng lực xã hội, giao tiếp, cảm thụ âm nhạc…

Dạy học theo năng lực chính là tìm ra điểm mạnh của người học để phát huy, chấp nhập học sinh có thể chưa có một số năng lực. Dạy học hiện nay là đi tìm người giỏi, phát huy thế mạnh chứ không phải tìm người “dốt”.

Dù vậy, việc đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT vẫn còn có điểm số, xếp loại học tập học sinh ở 4 mức tốt, khá, đạt, chưa đạt; vẫn khen thưởng học sinh loại xuất sắc, giỏi.

Còn cho điểm, còn xếp loại… là còn so sánh học sinh này với học sinh khác, còn chạy theo thành tích, còn tìm học sinh “dốt”, không phù hợp đánh giá theo năng lực, rất thiệt thòi cho các em.

Theo tôi, đến giai đoạn này, phải chấm dứt không còn xem học sinh nào là “dốt”. Và cách tốt nhất là bỏ điểm số, bỏ xếp loại, bỏ thành tích.

Mỹ Hằng

Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn “Có học sinh dốt thật không?”, mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả.

Địa chỉ email của chúng tôi: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin chân thành cảm ơn!

'Tôi không phạt cô học trò đánh bạn và chưa từng được khen'

‘Tôi không phạt cô học trò đánh bạn và chưa từng được khen’

Học sinh không chỉ cần giáo viên trao truyền tri thức mà còn cần động viên tinh thần. Nếu các em nản, mọi nỗ lực của thầy cô xem như bằng không.
'Thành tựu của tôi sau 2 tháng độc thoại với nữ sinh trầm cảm'

‘Thành tựu của tôi sau 2 tháng độc thoại với nữ sinh trầm cảm’

Đối với một giáo viên, điều đầu tiên cần làm là tiếp xúc để tìm hiểu học sinh, từ đó có đánh giá ban đầu về khả năng học tập của các em. Câu chuyện của nữ sinh bị trầm cảm ở lớp tôi là một ví dụ.
Không có học sinh 'dốt bẩm sinh', chỉ có những em trở nên 'dốt hóa'

Không có học sinh ‘dốt bẩm sinh’, chỉ có những em trở nên ‘dốt hóa’

Trong tư duy tích cực của người giáo viên luôn tồn tại quan niệm không có học sinh dốt, chỉ có học sinh chưa giỏi mà thôi. Điều này không chỉ mang tính nhân văn mà còn phản ánh đúng quy luật phát triển trong triết học.

Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Link gốc: https://vietnamnet.vn/xin-bo-giao-duc-doi-cach-danh-gia-de-khong-con-hoc-sinh-mang-tieng-dot-2089134.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anh chị muốn trung tâm tư vấn qua Facebook hay Zalo ạ?

Đăng ký Học thử miễn phí